Driver tai nghe là một tổ hợp gồm nam châm, cuộn cảm và màng diaphragm hình nón (với kích thước đo tính bằng mm), đảm nhận việc chuyển đổi tín hiệu điện thành sóng âm mà tai nghe người có thể hiểu được.

Mục lục
1. Driver Tai Nghe Là Gì?
Driver tai nghe là một bộ phận loa nhỏ truyền âm thanh xuống ống tai của bạn, thiết bị điện từ này sẽ giúp chuyển tín hiệu điện thành âm thanh nghe được. Sự hiện diện của nó là điều cần thiết trong bất kì hoạt động của dòng headphones nào.

Driver tai nghe bao gồm 3 thành phần chính:
1- Một nam châm tạo ra từ trường.
2- Cuộn cảm: Di chuyển các diaphragm để tạo ra âm thanh bạn nghe khi dòng điện truyền qua.
3- Màng diaphragm: Rung động để tạo ra sóng âm thanh.
Driver tai nghe có hình dáng và kích thước khác nhau tùy thuộc vào thiết kế của Housing tai nghe và chất lượng âm thanh yêu cầu.

Có thể hiểu nôm na Driver tai nghe như một chiếc loa phóng thanh mini bên trong tai của bạn. Driver tai nghe cũng có nhiều kích thước từ cực nhỏ đến cực lớn và nhiều kiểu thiết kế khác nhau, đây là yếu tố chính ảnh hưởng đến chất âm của một chiếc tai nghe.
2. Tác Động Của Độ Lớn Driver Tai nghe Đến Chất Lượng Âm Thanh
Để chọn một tai nghe vừa ý, bạn thường sẽ làm gì? Hỏi thăm ý kiến của bạn bè, người thân, những người có kiến thức cơ bản về headphones; hay tham khảo các bài viết học thuật để nắm biết tổng quan về thị trường tai nghe hiện tại?

Nếu bạn thuộc về trường hợp thứ 2 và đang có nhu cầu lựa chọn dòng tai nghe có giá tiền phù hợp nhất với bản thân, đồng thời cũng phải đạt chất lượng đi đôi cùng giá tiền – thì Driver tai nghe là một khái niệm bạn phải biết để đưa ra lựa chọn mua tai nghe tốt nhất.
Driver Có Kích Thước Lớn Sẽ Tốt Hơn?
Kích thước của driver tai nghe có đường kính giao động 8mm-15mm đối với dòng earphones thường, và đường kính 20mm đến 50mm đối với dòng headphones.

Kích thước của driver tai nghe ảnh hưởng nhiều đến chất lượng âm tạo thành cũng như dải tần số đáp ứng của tai nghe. Driver tai nghe càng lớn sẽ cho âm lượng cũng như lượng bass tốt hơn – Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là tai nghe có driver lớn hơn sẽ cho âm thanh tốt hơn.

Màng diaphragm lớn cho phép dải bass trong hơn, nhưng để quyết định chất âm của tai nghe nào tốt, còn phụ thuộc nhiều vào chất liệu được tạo thành của các driver tai nghe.
Do đó, khi mua tai nghe, bạn không nên chỉ căn cứ vào kích thước của driver mà còn phải đánh giá chủng loại driver tai nghe mà dòng đó đang sử dụng, cũng như chất liệu cấu thành chúng.
>>> Xem thêm: 20+ tai nghe bluetooth tốt, chi tiết từ A-Z năm 2020
3. Các loại Driver Tai Nghe
3.1. Dynamic Drivers – Driver Màng Loa Tịnh Tiến
3.1.1. Dynamic Driver là gì?

Dynamic Driver là dòng driver tai nghe phổ biến nhất trên thị trường với chi phí sản xuất thấp và lắp đặt đơn giản. Driver Màng Loa Tịnh Tiến hoạt động bằng sự tương tác giữa nam châm và lực điện từ của cuộn dây thoại chuyển động qua lại nhau dựa trên tín hiệu nguồn phát cũng như truyền lực tương tác lên màng loa, tạo ra dao động và sóng âm thanh.

Nguồn: rtings
Một tai nghe có thể sử dụng nhiều Driver Dynamic như thiết kế driver đồng trục (hai Driver Dynamic được đặt trọng tâm trên cùng một trục) hay thiết kế đặt 2 Driver Dynamic đối diện với nhau (driver push-pull) để cải thiện dải trầm và độ cộng hưởng buồng âm.
3.1.2. Ưu điểm
– Giá cả phải chăng nhất trong các loại driver tai nghe, chi phí sản xuất rẻ.
– Dễ chế tạo và lắp đặt
– Kích thước gọn nhẹ
– Cơ chế hoạt động đơn giản, thường không yêu cầu nguồn điện bên ngoài vẫn tạo ra âm lượng lớn.
– Màng loa Dynamic có diện tích tiếp xúc lớn với không khí, tạo thành dao động mạnh hơn ở tần số thấp, giúp tạo ra âm bass rất tốt.

3.1.3. Nhược điểm
– Âm thanh dễ bị bóp méo ở âm lượng cao.
3.1.4. Dynamic drivers ảnh hưởng đến chất lượng âm thanh như thế nào?
Về chất lượng âm thanh, Dynamic drivers phản hồi tốt các dòng âm thanh có tần số thấp. Tuy nhiên, ở âm lượng lớn hơn, driver dòng Dynamic có thể tạo nên hiện tượng bóp méo âm thanh không mong muốn.
Việc tạo nên những phản hồi dao động âm thanh ở tần số thấp hoặc cao là một quá trình gây tác vụ trên cuộn dây của driver tai nghe, thời điểm cuộn dây gặp hạn chế có thể tái tạo âm thanh không chính xác.

Mặc khác, Dynamic drivers dễ dàng nâng cấp hơn các dòng driver khác. Điều này tạo nên sự khác biệt về giá trong các dòng driver tai nghe với nhau bởi Dynamic drivers không đòi hỏi một amp hay DAC để tối ưu việc phát âm thanh.
Sự khác biệt về chất lượng âm thanh của Dynamic drivers có thể là do sự khác nhau về vật liệu sử dụng để chế tạo cũng như cấu trúc của Housing tai nghe.
3.2. Planar Magnetic Drivers – Driver Từ Phẳng
3.2.1. Planar Magnetic Drivers là gì?
Driver Từ Phẳng có phương thức hoạt động khá giống với Dynamic Drive. Cả hai đều hoạt động dựa trên việc sử dụng từ trường để tạo ra âm thanh.

Đối với Planar Magnetic Drivers, thay vì sử dụng các cuộn dây, dòng driver tai nghe này bao gồm một màng âm lớn, phẳng và có dạng dây nhúng. Màng âm diaphragm có kích thước mỏng, nằm ở giữa nam châm và được tác động bởi điện từ phẳng được tạo ra từ nam châm này.
Thay vì sử dụng cuộn cảm, voice coil trên màng diaphragm của Driver Từ Phẳng chịu ảnh hưởng trực tiếp của từ trường nam châm. Để đảm bảo dao động của màng diaphragm được đồng đều, nam châm trong thiết kế Planar Magnetic Driver thường khá lớn, gây tăng trọng lượng cho tai nghe.

Nguồn: rtings
Tai nghe sử dụng Planar Magnetic Drivers có vẻ ngoài khá khác biệt: Phần dưới tai nghe có hình chữ nhật chứ không phải hình elip. Mặc dù Planar Magnetic Drivers thường được sử dụng trong các dòng tai nghe Over-ear, tuy nhiên vẫn có khá nhiều tai nghe in-ear có sử dụng dòng driver tai nghe này.
Thông thường, Driver Từ Phẳng đòi hỏi dòng thông qua cao hơn để phát huy tối đa tiềm lực của nó, do đó người dùng thường dùng thêm amplifier chuyên dụng để đạt được hiệu suất cao nhất có thể.

Driver Từ Phẳng thường được sử dụng cho các dòng tai nghe open-back over ear, và ngày càng được các nhà sản xuất cải tiến để có thể sử dụng cho dòng in-ear với kích thước nhỏ gọn và dễ đeo hơn.
3.2.2. Ưu điểm
– Ít bị biến âm hơn so với Dynamic drivers
– Âm thanh được tái tạo chính xác hơn
3.2.3. Khuyết điểm
– Đắt hơn
– Planar Magnetic Drivers có khối lượng nặng hơn Dynamic drivers.
– Thường yêu cầu nguồn điện từ bên ngoài.
Planar Magnetic Drivers thường có giá cao hơn, nặng hơn và yêu cầu nhiều năng lượng hơn để truyền động. Chúng thường cần một bộ khuếch đại và được sản xuất để sử dụng trong máy tính.
3.2.4. Planar Magnetic Drivers ảnh hưởng đến trải nghiệm âm nhạc như thế nào?

Vì các rung động được phân bổ đều trên toàn bộ màng âm, nên sự biến dạng âm thanh được giảm thiểu. Bằng các tái tạo để đáp ứng cao hơn tần số tầm trung, các âm thanh sẽ được tái tạo chính xác hơn, âm thanh dội đến tai bạn ít có khả năng phản âm, dễ dàng duy trì ảo giác bạn đang thực sự đang lắng nghe âm thanh từ thế giới thực tế xung quanh.
3.3. Electrostatic Drivers – Driver Tĩnh Điện
3.3.1. Electrostatic Drivers – Driver Tĩnh Điện là gì?
Driver Electrostatic hoạt động khác so với Dynamic hay Planar Magnetic, sử dụng thiết kế màng stator có phân cực âm dương với điện áp cao để làm rung màng diaphragm nhờ vào các phân tử electron giao động giữa hai màng phân cực.

Vùng điện trường bên trong driver tĩnh điện tác động kéo đẩy vào màng diaphragm đến và đi từ một cặp tấm kim loại (màng phân cực). Mỗi tấm được đục lỗ để tạo không khí, sự chuyển động này kết hợp với tín hiệu điện thay đổi liên tục, di chuyển màng loa để tạo âm thanh.

Thiết kế của Driver tĩnh điện khá phức tạp, đòi hỏi phải có các thiết bị amplifier chuyên nghiệp và đắt tiền, kéo theo chi phí gia công cao và làm tăng chi phí tổng thể.
Electrostatic Driver có độ linh hoạt không cao, nhưng bù lại bằng chất âm cao cấp bậc nhất trên thị trường, gây ấn tượng với âm trung tầng và hầu như âm thanh không bị bóp méo.
3.3.2. Ưu điểm
– Đáp ứng những thay đổi nhỏ, tạo được âm thanh có độ chính xác cao.
– Cho chất âm chuẩn với âm tầng trung.
3.3.3. Khuyết điểm
– Không có bộ phận chuyển động để giảm thiểu độ biến dạng của âm thanh.
– Yêu cầu bộ khuếch đại chuyên dụng
– Tai nghe cồng kềnh và nặng
– Đắt đỏ

3.3.4. Electrostatic Drivers ảnh hưởng đến trải nghiệm âm nhạc như thế nào?
Việc không có các thành phần kim loại chuyển động bên trong, giúp cho Driver tĩnh điện tạo được âm thanh tròn trĩnh, không bị biến dạng. Dù độ chính xác này được nhiều người quan tâm và tìm kiếm, nhưng dòng Electrostatic Driver sẽ không phải là lựa chọn tốt cho việc sản xuất trên quy mô lớn.

Giá thành đắt đỏ làm thu hẹp phạm vi tiêu thụ của Driver tĩnh điện, việc đòi hỏi cần có bộ khuếch đại chuyên dụng để hoạt động, khiến cho các dòng headphones sử dụng Electrostatic Driver chỉ được những người đam mê, hoạt động trong lĩnh vực âm nhạc quan tâm và sử dụng.
3.4. Balanced Armature Drivers – Driver Phần Ứng Điện Cân Bằng (BA Driver)
3.4.1. Balanced Armature Drivers – Driver Phần Ứng Điện Cân Bằng (BA Driver) là gì?
BA Driver cũng là dòng driver tai nghe khá phổ biến. Sở hữu kích thước chung khá nhỏ (nhỏ hơn so với Driver Dynamic). Ta sẽ thường bắt gặp BA Driver trong các dòng tai nghe in-ear.

BA Driver sở hữu thiết kế khá phức tạp gồm một thanh kim loại, có dây thoại quấn quanh và nằm kẹp giữa hai nam châm. Phần đầu kim loại được nối với màng loa. Khi tín hiệu điện tử chạy qua cuộn dây tạo ra từ trường, thanh kim loại sẽ bị nhiễm từ và di chuyển tương tác qua lại giữa hai nam châm. Sự di chuyển của thanh kim loại truyền lực đến màng loa, làm màng dao động tạo ra âm thanh.

Ở chế độ không tải, cuộn dây sẽ ở vị trí cân bằng giữa 2 nam châm, đây là trạng thái “balanced” (như trong tên gọi Balanced Armature). Chi phí tuy cao hơn Driver Dynamic, nhưng BA Driver cũng mang lại tính năng riêng khá đáng tiền với lối thiết kế không dùng lỗ thoát khí – Mang không gian kín âm và có độ vọng cao hơn cho một âm thanh tổng thể.
3.4.2. Ưu điểm
– Nhỏ hơn và hiệu quả hơn Dynamic Driver
– Phản hồi âm bổng tốt.
Loại driver tai nghe này có thể được chỉnh âm để chuyên xử lý một khoảng tần số âm thanh cụ thể, đặc biệt là dải Mid và Treble. Vì vậy, các nhà sản xuất thường sử dụng kết hợp nhiều Driver BA vào trong cùng một tai nghe nhằm tạo ra độ chi tiết âm cao hơn. Không những vậy, Driver BA còn có thể được dùng chung với Driver Dynamic để cải thiện dải Bass. Một ví dụ điển hình của sự kết hợp này là chiếc 1More Triple Driver.

Bên cạnh đó, BA Driver mang đến khả năng cách âm tốt hơn cho tai. Nguyên nhân là vì cơ chế hoạt động khác Driver Dynamic, Driver BA không cần phải đẩy khí để tạo ra dao động âm thanh. vì thế, tai nghe dùng driver này không cần đến lỗ thông hơi trên housing, từ đó cho khả năng chống ồn tốt hơn
3.4.3. Khuyết điểm
– Đắt hơn Dynamic Driver.
– Cần sự hỗ trợ của Driver Dynamic để có thể chơi tốt âm thanh tần số thấp.
3.4.4. Balanced Armature Drivers ảnh hưởng đến trải nghiệm âm nhạc như thế nào?
Như đã đề cập trước đó, 1More Triple-Driver In-ear là chiếc tai nghe được sử dụng Driver BA và Driver Dynamic – Mỗi driver sẽ đảm nhận một số dải âm nhất định. Dải âm trầm thường sẽ được Dynamic Driver đảm nhận, và phần còn lại sẽ của BA Driver – đảm nhận các âm bổng hoặc âm có tần số dưới 20Hz.

3.5. Magnetostriction (Bone-Conduction) Driver
Tai nghe Bone-conduction không cần phải trực tiếp đeo vào ống tai mà vẫn có thể truyền âm qua xương hàm đến phần tai trong của đầu người. Nghe thì có vẻ giả tưởng quá nhưng các dòng tai nghe bone-conduction hiện đã bắt đầu xuất hiện khá nhiều ở phân khúc tầm trung – cao, chủ yếu nhằm vào người dùng chơi thể thao.
>>> Xem thêm: TOP 11+ Tai nghe bluetooth thể thao giá rẻ dưới 1 triệu


Một số sản phẩm tai nghe bone-conduction của Nhật Bản còn có thêm tính năng chống nước dành riêng cho các vận động viên bơi lội.

Nói chung chất âm của tai nghe bone-conduction không thực sự quá ấn tượng và phần nhiều giống như đang đeo một chiếc loa nhỏ trên mặt mà thôi. Tuy vậy nó lại rất thuận tiện sử dụng ở những trường hợp cần thiết khi người dùng không thể đeo một chiếc tai nghe thông thường. Công nghệ bone-conduction hiện cũng đang được nghiên cứu trong y học dành cho người bị giảm hoặc mất thính lực.

4. Loại driver tai nghe nào tốt nhất, bạn nên mua loại nào?
Nếu không xét đến vấn đề giá cả, Electrostatic Drivers là dòng Driver tai nghe có chất lượng tốt nhất. Nhưng xét tổng quát bao gồm cả giác, Dynamic Driver hẳn sẽ trở thành lựa chọn hàng đầu về cả giá thành và chất lượng hợp lý với đa phần người dùng.

Trên thực tế, việc lựa chọn dòng tai nghe sở hữu loại driver tai nghe nào còn tùy thuộc khá nhiều vào sở thích cá nhân, gu âm nhạc cũng như ngân sách bạn đang có. Nếu bạn là fan của dòng âm nhạc tiệc tùng, sôi động, thì Dynamic Driver sẽ là lựa achọn tốt cho bạn.

Nếu bạn sử dụng tai nghe phục vụ cho việc chơi game của mình, thì bạn sẽ không quan tâm quá nhiều đến chất âm như bass hay mid-lows. Vậy thì bạn sẽ phù hợp với Driver Balanced Armature nhiều hơn bởi độ cách âm tốt, mang lại trải nghiệm toàn vẹn cho những giây phút combat căng thẳng.
>>> Xem thêm: Tai nghe chơi game tốt giá rẻ cho game thủ năm 2020

Đối với những bạn đam mê âm nhạc, cần lựa chọn dòng tai nghe mang lại chất âm đỉnh cao hơn và tiền nong không thành vấn đề đối với bạn, thì loại Driver Planar Magnetic hay Electrostatic sẽ phù hợp với bạn hơn.
5.Tổng Kết
Trên đây là những dòng Headphones Driver phổ biến trên thị trường được Tai Nghe Hiệu tìm hiểu và tổng hợp, nhằm mục đích giải thích cho bạn khái niệm cơ bản về Driver tai nghe. Nếu có bất kì thắc mắc cần giải đáp, hoặc dòng tai nghe muốn review, đừng ngại liên hệ với Tai Nghe Hiệu bằng cách bình luận dưới bài viết hoặc thông qua các kênh Social Media nhé!